image banner
Tầm quan trọng của việc xây dựng Xã hội học tập, học tập suốt đời.

          1. Sự cần thiết và tầm quan trọng của xây dựng xã hội học tập (XDXHHT) và học tập suốt đời (HTSĐ).           

          Xây dựng mô hình xã hội học tập có nghĩa là xây dựng nền giáo dục của một xã hội học tập suốt đời toàn diện và tích hợp, một xã hội mà trong đó tất cả những yêu cầu học tập của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc đều được đáp ứng. Xây dựng một xã hội học tập suốt đời dựa trên cơ sở bốn yêu cầu cơ bản hay còn gọi là bốn trụ cột mà Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đề cập đến, đó là học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người.

          2. Thế nào là một xã hội học tập?

         Xã hội học tập là một xã hội, trong đó, mọi người dân có nhu cầu học tập đều được đáp ứng và đều có nghĩa vụ học tập. Xã hội tạo cơ hội và điều kiện để công dân nào cũng được học tập. Trong xã hội học tập, ai cũng được học hành, học thường xuyên, học suốt đời, trong đó ý thức tự học, học một cách tự giác là yếu tố quyết định nhất.

         3. Thế nào là học tập suốt đời:

         HTSĐ không phải là suốt đời đi học mà là: Mỗi người trong suốt cuộc đời của mình cần được liên tục đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung các kiến thức, kỹ năng cần thiết  còn thiếu để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu trong lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác.(thông qua các hình thức giáo dục chính quy( trường lớp tập trung), không chính quy(đào tạo từ xa, TTHTCĐ, tự học..), phi chính quy(thư viện, sách báo, in tent, câu lạc bộ...) .

         4. Tại sao phải xây dựng xã hội học tập?

         Thứ nhất: Mọi công dân đều phải học tập suốt đời để trở thành người lao động có nghề, có năng suất lao động cao để cải thiện cuộc sống bản thân, làm giàu cho gia đình và cho cộng đồng, đóng góp xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc.

         Thứ hai: Mọi công dân, mọi gia đình, dòng họ, mọi cộng đồng dân cư, cả xã hội đều có trách nhiệm tạo cơ hội và điều kiện để ai cũng được học hành, ai cũng thực hiện được nhiệm vụ học tập suốt đời, bảo đảm mọi người đều bình đẳng, được công bằng xã hội về giáo dục.

        Thứ ba: Phải xây dựng một hệ thống giáo dục để phục vụ việc học tập suốt đời của người dân, trong đó có sự gắn kết giữa giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy, giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, giữa giáo dục thế hệ trẻ với giáo dục người trưởng thành.

          5. Vì sao mọi người đều phải học?

          Mọi người đều phải học vì:

         Ngày đầu tiên, cắp sách đến trường để học nói, học chữ, học viết và học tri thức để nhận thức thế giới quanh ta để hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.

        Sự biến đổi, phát triển xã hội ngày càng nhanh, người trưởng thành phải tiếp tục học để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đáp ứng yêu cầu mà công việc, nghề nghiệp, cuộc sống và xã hội đang đòi hỏi.

       Người sắp về hưu cần những hiểu biết và những kỹ năng sống trong điều kiện sống tại gia đình và khu dân cư. Họ cần học những vấn đề về tâm lý xã hội trong cộng đồng dân cư, về dưỡng sinh và bảo vệ sức khỏe, ...       

        Nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ để mở rộng phạm vi giao tiếp xã hội, cập nhật thông tin, đáp ứng nhu cầu tự học và giải trí.

        Nắm bắt công nghệ, khoa học kỹ thuật sản xuất để nâng cao năng suất và tăng thu nhập, giúp một số người cao tuổi có việc làm thêm để cải thiện đời sống.

        Học tập là phương pháp rèn luyện sức khỏe tinh thần, giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe và sống có ích trong xã hội hiện đại.

        6. Không học thường xuyên, sẽ mù chức năng

        Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã luôn nâng cao và đổi mới liên tục trình độ trang thiết bị sản xuất, đổi mới kỹ thuật và công nghệ chế tạo sản phẩm cũng như trong công việc hành chính, sự nghiệp, giảng dạy, nghiên cứu khoa học… và phương pháp quản lý nhà máy, doanh nghiệp, các cơ quan hành chính, trường học v.v…

       Trong công việc, khi các kỹ năng hiện có không còn đáp ứng được những nhiệm vụ mới, con người rơi vào trạng thái thiếu hụt những kỹ năng tiến hành các hoạt động và đó là mù chữ hành dụng hay còn gọi là bị mù chức năng.

      Học tập suốt đời là điều kiện để con người khắc phục tình trạng mù chức năng. Tinh thần tự học là cần thiết và có ý nghĩa quyết định đối với việc trau dồi những chức năng cần thiết theo phương châm “Cần gì học nấy” để hành nghề có năng suất cao, đạt chất lượng cao.

       7. Các chủ trương của Đảng và những quan điểm, mục tiêu của Chỉnh phủ về XDXHHT đã xác lập một quan niệm rõ ràng về XHHT ở nước ta đó là:

      -Thứ nhất: Mọi người đều được tận dụng các cơ hội để thực hiện quyền, nghĩa vụ trong học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận các cơ hội học tập để đem lại lợi ích và đóng góp cho sự phát triển của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.(tính ưu việt trong XHHT nước ta)

     -Thứ hai: XHHT là một thể thống nhất trong nền giáo dục quốc dân được xây dựng thành 2 hệ thống: Hệ thống giáo dục ban đầu  gồm các trường lớp chính quy của các cấp học, bậc học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học dành cho thế hệ trẻ và hệ thống giáo dục tiếp tục gồm những cơ sở giáo dục chính quy và phi chính quy dành cho người lớn – những người lớn đã hoặc chưa qua giai đoạn học tập trong hệ thống giáo dục ban đầu. tại các cơ sở đào tạo tại chức, cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, đào tạo và đào tạo lại qua các khóa học, lớp học ngắn hạn, tại các TTHTCĐ.

      -Thứ ba: Việc thực hiện các mô hình học tập có ý nghĩa quan trọng góp phần trong việc thực hiện các hệ giá trị mà Đại hội 13 đã đưa ra: Hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam; Hệ giá trị gia đình; Hệ giá trị Văn hóa; Hệ giá trị Quốc gia.

        8. Về Công dân học tập

        Để có xã hội học tập, phải có công dân học tập, công dân học tập là nền tảng, gốc rễ của XHHT, xây dựng mô hình “Công dân học tập” nhằm khuyến khích và tạo cơ hội cho mọi cá nhân, tổ chức, đơn vị, gia đình và xã hội được tham gia học tập thường xuyên, học tập suốt đời để trở thành “Công dân số”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi vị trí lao động, việc làm trong kỷ nguyên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

        Mô hình xã hội học tập và công dân học tập của các nước trên thế giới có khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một yêu cầu: Công dân học tập phải là người học tập suốt đời để trở thành những lao động đóng góp vào sự cường thịnh quốc gia và tham gia tích cực vào việc bảo vệ hòa bình, an ninh và tiến bộ xã hội.

Quốc Bình

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh